Thông tư 28/2022/TT-BLĐTBXH hướng dẫn mới về giờ dạy chuẩn của giáo viên giáo dục nghề nghiệp?
Hướng dẫn mới về giờ dạy chuẩn của giáo viên giáo dục nghề nghiệp được quy định như thế nào?
Ngày 28/12/2022 Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành Thông tư 28/2022/TT-BLĐTBXH đã sửa đổi, bổ sung quy định về giờ chuẩn, thời gian giảng dạy, định mức giờ giảng tại Thông tư 07/2017/TT- BLĐTBXH.
Căn cứ vào khoản 2 Điều 2 Thông tư 28/2022/TT-BLĐTBXH, giờ dạy chuẩn của giáo viên giáo dục nghề nghiệp đã được sửa đổi bổ sung như sau:
Giờ chuẩn, thời gian giảng dạy, định mức giờ giảng
1. Giờ chuẩn là đơn vị thời gian quy đổi từ số giờ lao động cần thiết trước, trong và sau giờ giảng để hoàn thành nhiệm vụ giảng dạy trực tiếp hoặc trực tuyến. Một giờ chuẩn giảng dạy trực tuyến được tính bằng một giờ chuẩn giảng dạy trực tiếp.
Một giờ chuẩn được tính đối với giảng dạy lý thuyết không quá 35 học viên, học sinh, sinh viên; đối với giảng dạy thực hành, tích hợp không quá 18 học viên, học sinh, sinh viên; đối với giảng dạy các ngành, nghề học nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm theo danh mục do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành không quá 10 học viên, học sinh, sinh viên. Hiệu trưởng, Giám đốc cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp, trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên căn cứ số học viên, học sinh, sinh viên cụ thể của lớp học để quy đổi giờ chuẩn đảm bảo phù hợp với điều kiện thực tế và đặc điểm của từng ngành, nghề.
So với khoản 1 Điều 2 Thông tư 07/2017/TT- BLĐTBXH quy định giờ dạy chuẩn của giáo viên giáo dục nghề nghiệp như sau:
Giờ chuẩn, thời gian giảng dạy, định mức giờ giảng, quy mô lớp học
1. Giờ chuẩn là đơn vị thời gian quy đổi từ số giờ lao động cần thiết trước, trong và sau giờ giảng để hoàn thành nhiệm vụ giảng dạy gồm: chuẩn bị giảng dạy; thực hiện giảng dạy; kiểm tra định kỳ kết quả học tập của mô-đun, môn học.
Theo đó, Thông tư 28/2022/TT-BLĐTBXH đã bổ sung giờ giảng trực tuyến vào giờ chuẩn.
Như vậy, khái niệm giờ dạy chuẩn của giáo viên giáo dục nghề nghiệp được quy định lại là đơn vị thời gian quy đổi từ số giờ lao động cần thiết trước, trong và sau giờ giảng để hoàn thành nhiệm vụ giảng dạy trực tiếp hoặc trực tuyến.
Đồng thời cũng bổ sung một số quy định như sau:
- Một giờ chuẩn được tính đối với giảng dạy lý thuyết không quá 35 học viên, học sinh, sinh viên; đối với giảng dạy thực hành, tích hợp không quá 18 học viên, học sinh, sinh viên;
- Đối với giảng dạy các ngành, nghề học nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm theo danh mục do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành không quá 10 học viên, học sinh, sinh viên.
- Hiệu trưởng, Giám đốc cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp, trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên căn cứ số học viên, học sinh, sinh viên cụ thể của lớp học để quy đổi giờ chuẩn đảm bảo phù hợp với điều kiện thực tế và đặc điểm của từng ngành, nghề.
Thông tư 28/2022/TT-BLĐTBXH hướng dẫn mới về giờ dạy chuẩn của giáo viên giáo dục nghề nghiệp như thế nào?
Thời gian giảng dạy của giáo viên giáo dục nghề nghiệp trong kế hoạch đào tạo được tính bằng giờ chuẩn được quy định như thế nào?
Căn cứ vào khoản 2 Điều 2 Thông tư 07/2017/TT- BLĐTBXH được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 2 Thông tư 28/2022/TT-BLĐTBXH quy định như sau:
Giờ chuẩn, thời gian giảng dạy, định mức giờ giảng
...
2. Thời gian giảng dạy trong kế hoạch đào tạo được tính bằng giờ chuẩn, trong đó:
a) Một giờ dạy lý thuyết là 45 phút được tính bằng 01 giờ chuẩn;
b) Một giờ dạy tích hợp (kết hợp cả lý thuyết và thực hành) là 60 phút được tính bằng 01 giờ chuẩn;
c) Một giờ dạy thực hành là 60 phút được tính bằng 01 giờ chuẩn.
Theo đó, thời gian giảng dạy của giáo viên giáo dục nghề nghiệp trong kế hoạch đào tạo được quy định như sau:
- Một giờ dạy lý thuyết là 45 phút được tính bằng 01 giờ chuẩn
- Một giờ dạy tích hợp (kết hợp cả lý thuyết và thực hành) là 60 phút được tính bằng 01 giờ chuẩn
- Một giờ dạy thực hành là 60 phút được tính bằng 01 giờ chuẩn.
Lưu ý: Định mức giờ giảng được xác định là số giờ chuẩn cho mỗi nhà giáo phải giảng dạy, được quy định theo năm học.
Quy mô lớp học giáo dục nghề nghiệp được quy định như thế nào?
Căn cứ vào khoản 4 Điều 2 Thông tư 07/2017/TT- BLĐTBXH quy định như sau:
- Lớp học lý thuyết không quá 35 học viên, học sinh, sinh viên.
- Lớp học thực hành, tích hợp không quá 18 học viên, học sinh, sinh viên đối với nghề bình thường; không quá 10 học viên, học sinh, sinh viên đối với ngành, nghề học nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm theo Danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành.
- Hiệu trưởng, giám đốc các cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp quyết định số học viên, học sinh, sinh viên cụ thể của lớp học, đảm bảo phù hợp với đặc điểm của từng ngành, nghề.
Nhiệm vụ của giáo viên giáo dục nghề nghiệp trong công tác giảng dạy được quy định như thế nào?
Căn cứ vào khoản 1 Điều 3 Thông tư số 07/2017/TT- BLĐTBXH quy định nhiệm vụ của giáo viên giáo dục nghề nghiệp trong công tác giảng dạy như sau:
- Chuẩn bị giảng dạy: Soạn giáo án, lập đề cương bài giảng, chuẩn bị tài liệu, trang thiết bị phục vụ cho việc giảng dạy mô-đun, môn học được phân công giảng dạy;
- Giảng dạy mô-đun, môn học được phân công theo kế hoạch và quy định của chương trình;
- Đánh giá kết quả học tập của học viên, học sinh, sinh viên gồm: Soạn đề kiểm tra, coi kiểm tra, đánh giá kiểm tra định kỳ.
Thông tư 28/2022/TT-BLĐTBXH có hiệu lực từ ngày 01/3/2023.
Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Giáo viên giáo dục nghề nghiệp
Nguyễn Hạnh Phương Trâm
- Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email hotrophaply@thuvienphapluat.vn;
- Nội dung bài viết chỉ mang tính chất tham khảo;
- Điều khoản được áp dụng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc;
- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ mail banquyen@thuvienphapluat.com;